Phân biệt các loại chất lấy dấu

Phân biệt các loại chất lấy dấu

| |Tài Liệu Chuyên Ngành

Vật liệu lấy dấu là một loại vật liệu phục hình không thể thiếu trong quá trình điều trị của các bác sĩ. Nhưng để tối ưu cho việc sử dụng vật liệu lấy dấu một cách hiệu quả nhất thì hãy cùng Nha Khoa Thái Bình Dương tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Vật liệu lấy dấu

1. Tác dụng vật liệu lấy dấu răng

Lấy dấu răng là bước đầu trong quá trình điều trị bệnh nhân nhưng cũng không kém phần quan trọng vì nó sẽ giúp bác sĩ chuẩn đoán tình trạng bệnh nhân một cách chính xác trong quá trình điều trị trong các trường hợp sau:
- Cấy ghép Imlant.
- Trồng răng sứ.
- Trồng răng giả.
Việc lấy dấu răng sẽ giúp cho bác sĩ tạo được khuôn mẫu cho toàn bộ răng của bệnh nhận để cung cấp cho phòng Labo. Giúp các kỹ thuật viên tạo răng sứ hiệu quả và chính xác nhất. Từ đó, có thể tránh được trường hợp răng sứ không vừa, sai lệch,...

2. Các loại vật liệu lấy dấu được sử dụng phổ biến

Các loại vật liệu lấy dấu được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay:
- Thạch cao.
- Aliginate.
- Cao su lấy dấu.

3. Ưu và nhược điểm của các loại vật liệu lấy dấu

Mỗi loại vật liệu lấy dấu đều có những tác dụng vượt trội riêng và tối ưu cho từng trường hợp. Việc lựa chọn vật liệu lấy dấu phù hợp sẽ giúp cho quá trình điều trị bệnh nhân một cách hiệu quả nhất.

3.1 Ưu và nhược điểm của vật liệu lấy dấu thạch cao

Thạch cao là vật vật liệu lấy dấu sơ khởi. Để đáp ứng nhu cầu không làm biến đổi hình dạng và vị trí của sống hàm. Thạch cao là vật liệu lấy dấu không tạo sức nén khi đặt khay vào điều đó đáp ứng hoàn hảo cho nhu cầu của bác sĩ.thach cao lay dau

Ưu điểm
- Vật liệu ưa nước.
- Độ chính xác cao trong việc lấy dấu.
- Không bị biến dạng.
- Giá thành thấp.
Nhược điểm
- Gây cảm giác khó chịu cho bệnh nhân khi lấy dấu.
- Kỹ thuật thực hiện khó.
- Có nguy cơ bị chảy vào đường thở của bệnh nhân.

3.2 Ưu và nhược điểm của vật liệu lấy dấu Alginate

Aiginate là vật liệu lấy dấu được sử dụng khá phổ biến trên thị trường. Aiginate có nhiều độ lỏng khác nhau tùy theo tỉ lệ bột và nước. Với đặc tính đó Aginate phù hợp cho mọi trường hợp lấy sơ khởi của bệnh nhân.alginate

Ưu điểm
- Vật liệu ưa nước.
- Kỹ thuật sử dụng dễ.
- Ghi dấu bề mặt tốt.
- Tùy biến được độ nhớt theo thỉ lệ bột - nước.
- Điều chỉnh được thời gian đông tùy theo nhiệt độ nước.
- Giá thành thấp.
Nhược điểm
- Thời gian ổn định không được lâu.
- Phải thực hiện đổ mẫu ngay.
Tham khảo alginate lấy dấu: Tại Đây

3.3 Ưu và nhược điểm của vật liệu lấy dấu cao su

Cao su là vật liệu lấy dấu có thể thay đổi độ nhớt, Phù hợp cho nhiều trường hợp lâm sàn. Tuy nhiên giá thành cho cao nên hạn chế sử dụng phục hình toàn hàm.

cao su lấy dấu

Ưu điểm
- Độ nhớt có thể thay đổi phù hợp với nhu cầu của bác sĩ.
- Dùng được cho nhiều loại lấy dấu.
- Độ chính xác cao.
Bền bỉ, đàn hồi cao và chắc chắn.
Nhược điểm
- Vật liệu kỵ nước.
- Thời gian đông cứng ngắn.
- Giá thành cao.
Tham khảo cao su lấy dấu: Tại Đây

4. Mua vật liệu lấy dấu ở đâu?

Nhakhoathaibinhduong.com cung cấp vật liệu lấy dấu chính hãng giá tốt nhất từ các thương hiệu hàng đầu thế giới như: Kettenbach, Vannini.
Cửa hàng nằm ở Số 4 ngõ 102 Khúc Thừa Dụ - Dịch Vọng - Cầu Giấy - Hà Nội
Đối với khách hàng ở xa của thể mua online tại thaibinhduongdental.com. Giao hàng trong ngày đối với khách hàng tại khu vực Hà Nội